BFD LOGO 2
  • Luật sư Nguyễn Văn Đài
  • Giới Thiệu
    • Dân Chủ Là Gì?
    • Thư Kêu Gọi
    • Giáo Trình Huấn Luyện
    • Mục Tiêu
  • Tin Tức
  • EN Articles
  • Contact
Menu
  • Luật sư Nguyễn Văn Đài
  • Giới Thiệu
    • Dân Chủ Là Gì?
    • Thư Kêu Gọi
    • Giáo Trình Huấn Luyện
    • Mục Tiêu
  • Tin Tức
  • EN Articles
  • Contact
Facebook Youtube Twitter

Ngày 28/12 tại Hà Nội, Bộ LĐTB&XH đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nhân quyền năm 2022 và phương hướng hoạt động năm 2023. Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà tham dự và chủ trì hội nghị với một mở lý thuyết suông hỗn độn theo chủ thuyết độc tài triệt để.

  • Cuong Nguyen
  • 02-01-2023


Thông tin về một số nội dung trọng điểm liên quan đến công tác đảm bảo quyền con người mà Bộ LĐTB&XH đã chủ trì triển khai trong năm 2022, bà Hà Thị Minh Đức – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế vẫn lặp lại những lời văn của những năm trước đó như “Bộ tiếp tục triển khai có hiệu quả việc xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật về lao động, người có công và xã hội, đảm bảo quyền cho người lao động, các nhóm dễ bị tổn thương, đảm bảo bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững”  nhưng chính sách hỗ trợ cho người lao động mất việc, người dễ bị tốn thương trong năm 2022 hậu covid vẫn là nằm trên giấy. Đã có nhiều lao động trẻ thất nghiệp bí bách mà đã tìm tới con đường tự gây hãi cho bản thân như quên sinh hay vượt biên trải phép ra nước ngoài tìm việc.

Thực hiện phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho mọi đối tượng thích hợp, trong đó có các chương trình đào tạo dành cho lao động nông thôn, người dân tộc thiêu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách con rất nhiều bất cập, người lao động thường phải thể chấp nhà cửa, vay nặng lại để đút lót cho cán bộ tuyển dụng nhằm có suất tham gia các chương trình đào tạo, nghề nghiệp… Làm cho họ đã nghèo trở nên bần cùng hơn.

Với việc các thị trường lao động, giải quyết việc làm, thị trường lao động phục hồi mạnh so với năm 2021, thu hút được một lực lượng lao động ổn định vào làm việc tại hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm nhưng đều chưa có tính bền vững khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài buộc cắt giảm lao động hay đóng cửa vào cuối năm vì không có đơn hàng do các chính sách sách nhiễu tham ô công khai của quan chức trong các thủ tục hành chính. Công tác giải quyết việc làm gắn với người lao động luôn bị chính quyền các địa phương tìm cách gây khỏ khăn nhằm trục lợi  khi thực hiện, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế – xã hội.

Cùng với đó, việc triển khai các biện pháp phục hồi phát triển thị trường lao động ngoài nước, tạo việc làm, thu nhập cho người dân luôn là miếng bánh màu mở của các quan chức liên quan, làm cho chi phí phải trả của ngươi lao động tăng lên gấp hai, ba lần. Ước cả năm đưa khoảng 130.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, số tiền họ phải chi trả cho các dịch vụ cũng như cho cơ quan công quyền là rất lớn đè thêm gánh nặng trên đôi vai của họ.

Việc Thực hiện  các chính sách trợ cấp cho người có công với cách mạng cũng là một gánh nặng cho ngân sách chi hàng năm.  Với hệ thống chính sách phúc tạp của thể chế người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khỏ trong việc tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, như chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững.

Công tác trẻ em tiếp tục được chú trọng với nhiều hoạt động mang tính tượng trưng không thiết thực. Công tác phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên tay sở giới chưa được tăng cường;  việc bảo đảm duy trì các dịch vụ trợ giúp xã hội để kịp thời phát hiện, giải quyết, thông tin về các vấn đề, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em và liên quan đến quyền trẻ em còn mơ hồ.

Công tác bình đẳng giới cũng chưa đạt được kết quả mong muốn. Mặc dù Chỉ số giới của Việt Nam nằm trong các quốc gia thuộc nhóm cao nhất trong 5 nhóm trên thế giới.

Tính đến tháng 7/2022, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm 14/30 nhưng trong số này đã số là con em của các lãnh đạo chủ chốt cơ cấu mà nên hay được truyền tai là hạt giống đỏ, đạt 46,6%. Chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2022 là 83/146 quốc gia.
Về phương hướng công tác trọng tâm năm 2023, hội nghị nhấn mạnh: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật để tăng cường đảm bảo quyền con người, tập trung xây dựng các luật gồm: hoàn thiện, trình Quốc hội Luật BHXH (sửa đổi); trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn 2023 – 2030; xây dựng Hồ sơ Luật Việc làm (sửa đổi).

Thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra trong phương hướng, nhiệm vụ của Bộ năm 2023, chú trọng hơn đến các vấn đề đang còn vướng mắc. Tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề chưa giải quyết được do thiếu nguồn lực tài chính hoặc kỹ thuật.

Tăng cường công tác tuyên truyền theo Quyết định số 1079 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt nam. 4. Tăng cường nâng cao nhận thức về công tác nhân quyền đối với các cơ quan tại địa phương.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Bộ TTTT, VPNQ trong công tác thông tin đối ngoại, xử lý các vấn đề nhạy cảm phát sinh dứt điểm, kịp thời.

Bài viết liên quan

Thách thức ông Tô Lâm: Dám từ bỏ Điều 4 Hiến pháp để chứng minh chính nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam?(English below)

Văn Đài Nguyễn 08/05/2025

Thách thức ông Tô Lâm: Dám từ bỏ Điều 4 Hiến pháp để chứng minh chính nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam? Nguyễn Văn

Điều 4 Hiến pháp Việt Nam 2013: Một biểu hiện của sự thiếu tự tin chính trị và sự phủ định nguyên tắc quyền lực nhân dân(English below)

Văn Đài Nguyễn 07/05/2025

“Chấp thuận sự khác biệt” không thể chỉ là lời nói – Thưa ông Tô Lâm, hãy hành động!(English below)

Văn Đài Nguyễn 01/05/2025

Nổi bật

Thách thức ông Tô Lâm: Dám từ bỏ Điều 4 Hiến pháp để chứng minh chính nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam?(English below)

Điều 4 Hiến pháp Việt Nam 2013: Một biểu hiện của sự thiếu tự tin chính trị và sự phủ định nguyên tắc quyền lực nhân dân(English below)

“Chấp thuận sự khác biệt” không thể chỉ là lời nói – Thưa ông Tô Lâm, hãy hành động!(English below)

Đọc nhiều

Tuyên bố từ Hội Anh Em Dân Chủ về việc nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam kết án chị Phạm Đoan Trang

Hậu quả từ phò tá tham mưu RỞM của quan chức độc tài CSVN

Tuyên bố từ Hội Anh Em Dân Chủ về việc nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam kết án anh Đỗ Nam Trung – thành viên HAEDC

Công an nêu nguy cơ khủng bố để dân không dám ủng hộ đấu tranh

Y án 10 năm tù đối với người “nói xấu” lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Theo dõi
Facebook Twitter Youtube
Liên lạc

Mọi ý kiến đóng góp xin bạn vui lòng gửi tới địa chỉ email news@anhemdanchu.org

hoặc

Bạn có thể điền online form tại đây

BFD LOGO
LS Nguyễn Văn Đài
Giới Thiệu
Tin Tức
EN Articles
Contact
Facebook Youtube Twitter

Copyright © 2023 Hội Anh Em Dân Chủ

Được xây dựng bởi Hội Anh Em Dân Chủ, địa chỉ tại 124 City Road, London, EC1V 2NX