BFD LOGO 2
  • Luật sư Nguyễn Văn Đài
  • Giới Thiệu
    • Dân Chủ Là Gì?
    • Thư Kêu Gọi
    • Giáo Trình Huấn Luyện
    • Mục Tiêu
  • Tin Tức
  • EN Articles
  • Contact
Menu
  • Luật sư Nguyễn Văn Đài
  • Giới Thiệu
    • Dân Chủ Là Gì?
    • Thư Kêu Gọi
    • Giáo Trình Huấn Luyện
    • Mục Tiêu
  • Tin Tức
  • EN Articles
  • Contact
Facebook Youtube Twitter

BFD News

  • Trang Chính
  • Việt Nam
  • Chính Trị
  • Videos
  • Thế Giới
Menu
  • Trang Chính
  • Việt Nam
  • Chính Trị
  • Videos
  • Thế Giới

Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh: Thất bại của Nguyễn Phú Trọng?

  • LS Nguyễn Văn Đài
  • 11-05-2022
Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: GETTY IMAGES

Tại Hội nghị trung ương 5 khóa 13 của đảng CSVN đã kết thúc, việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đã được Hội nghị nhất trí thông qua.

Tức là, hiện nay ngoài Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng và tiêu cực ở trung ương do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, thì sẽ có thêm 63 Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở 63 tỉnh, thành phố.

Trong khi đó, hệ thống chính trị của đảng, chế độ và nhà nước CSVN có rất nhiều các cơ quan khác nhau được giao nhiệm vụ thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm tham nhũng như: Bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Kiểm tra từ trung ương tới cấp huyện.

Ngoài ra còn có Ban Nội chính ở trung ương và 63 tỉnh thành để giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Phải nói là trên thế giới, không có người dân của quốc gia nào phải đóng thuế để nuôi nhiều cơ quan chống tham nhũng đến vậy.

Trên thế giới, ở các quốc gia tự do, dân chủ đa đảng văn minh, tam quyền phân lập thì việc chống tội phạm nói chung và tội tham nhũng nói riêng đã được Hiến pháp và pháp luật trao cho hệ thống các cơ quan tư pháp.

Ngoài hệ thống cơ quan tư pháp, các đảng đối lập, các cơ quan truyền thông độc lập, các tổ chức xã hội dân sự và mọi người dân đều tham gia giám sát các quan chức chính quyền.

Ở các quốc gia dân chủ đa đảng thì tội phạm tham nhũng chỉ là cá biệt, rất hiếm khi xảy ra.

Vậy nên, các quốc gia dân chủ đa đảng không bao giờ cần có một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.

Chính quyền trung ương cũng như chính các địa phương không được can thiệp vào việc chống tham nhũng của các cơ quan tư pháp.

Các đảng phái chính trị cũng không được can thiệp vào hoạt động của các cơ quan tư pháp, cho dù có thành viên của đảng đứng đầu cơ quan tư pháp.

Hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp là độc lập.

Năm 2011, sau khi ngồi vào ghế Tổng bí thư nhiệm kỳ đầu, ông Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chống tham nhũng vừa để củng cố quyền lực vừa để cứu đảng, cứu chế độ.

Thành tựu sau hơn 10 năm chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng là càng chống tham nhũng thì các vụ tham nhũng sau càng lớn hơn các vụ tham nhũng trước về số tiền tham nhũng, số quan chức dính vào tham nhũng, chức vụ cao hơn, phạm vi ở nhiều ngành, nhiều cấp hơn,…

Các quan chức CSVN đã bị bắt đều bị xử với mức án khá nặng, có người bị tử hình, chung thân, 30 năm,…

Nhưng những quan chức chưa bị bắt thì hầu như không có một chút sợ hãi nào. Họ vẫn bình thản tham nhũng và hưởng thụ những thành quả tham nhũng được.

Ví dụ: Vụ Ủy viên Bộ chính trị, đại tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm thản nhiên thưởng thức món thịt bò dát vàng trị giá 10 tấn lúa của nông dân.

Các vụ tham nhũng ở các địa phương còn khủng khiếp hơn nhiều, khiến cho Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng và tiêu cực không đủ khả năng để chỉ đạo tới các địa phương.

Bởi vậy, các địa phương cũng đòi thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và tiêu cực cấp tỉnh.

Hiển nhiên, đây là sự thất bại toàn diện của ông Nguyễn Phú Trọng. Nguyên nhân?

Tham nhũng là bản chất của đảng, chế độ và chính quyền độc tài CSVN. Quan chức độc tài CSVN với 100% đều tham nhũng. Bắt kẻ trước, kẻ sau lên thay thế lại tiếp tục tham nhũng một cách tinh vi hơn.

Cho nên việc thành lập thêm Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và tiêu cực cấp tỉnh cũng không thể chống được tham nhũng. Thậm trí còn gây ra nhiều rất nhiều bất cập ở địa phương.

Ở trung ương, có ông Nguyễn Phú Trọng chỉ tham nhũng chức vụ, còn ở địa phương thì bí thư, chủ tịch,… đều là các ông vua tham nhũng chức vụ cũng như lợi ích kinh tế.

Vậy nên Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh lại chính là Ban bao che tham nhũng cấp tỉnh.

Giải pháp nào để phòng chống tham nhũng triệt để?

Thứ nhất là chấp nhận quyền tự do ngôn luận và báo chí tư nhân của công dân;

Thứ hai là chấp nhận đa nguyên, đa đảng đối lập;

Thứ ba là sửa đổi bỏ điều 4 hiến pháp, chấp nhận tam quyền phân lập;

Thứ tư là làm luật bầu cử mới và tiến hành tổng tuyển cử tự do và công bằng.

Bài viết liên quan

Tô Lâm trả ơn Thủ tướng Slovakia Fico về vụ mượn máy bay chở Trịnh Xuân Thanh

Văn Đài Nguyễn 16/01/2025

Báo chí của CH Slovakia đưa tin Thủ tướng của họ là ông Fico ở 2 tuần trong một khách sạn sang trọng ở Hà

Tại sao Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh mất tích hơn 6 năm trước?

Văn Đài Nguyễn 24/11/2024

TBT Nguyễn Phú Trọng có thể đi vào lịch sử?

Hoàng Trường Sa 17/09/2023

Nổi bật

Tô Lâm nói“Nguy cơ tụt hậu nếu không tìm con đường mới”, con đường mới là gì?

Làm thế nào để chuyển từ độc tài sang dân chủ đa đảng ở Việt Nam?

Tại sao đất nước, dân tộc Việt Nam cần tự do, dân chủ lúc này?

Đọc nhiều

Tuyên bố từ Hội Anh Em Dân Chủ về việc nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam kết án chị Phạm Đoan Trang

Hậu quả từ phò tá tham mưu RỞM của quan chức độc tài CSVN

Tuyên bố từ Hội Anh Em Dân Chủ về việc nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam kết án anh Đỗ Nam Trung – thành viên HAEDC

Công an nêu nguy cơ khủng bố để dân không dám ủng hộ đấu tranh

Y án 10 năm tù đối với người “nói xấu” lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Theo dõi
Facebook Twitter Youtube
Liên lạc

Mọi ý kiến đóng góp xin bạn vui lòng gửi tới địa chỉ email news@anhemdanchu.org

hoặc

Bạn có thể điền online form tại đây

BFD LOGO
LS Nguyễn Văn Đài
Giới Thiệu
Tin Tức
EN Articles
Contact
Facebook Youtube Twitter

Copyright © 2023 Hội Anh Em Dân Chủ

Được xây dựng bởi Hội Anh Em Dân Chủ, địa chỉ tại 124 City Road, London, EC1V 2NX